Nội dung chính
Đạp xe giải pháp tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể đi xe đạp được không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng khi đến với Giant đều đặt ra cho nhân viên tư vấn. Vậy chần chừ gì nữa, hãy cùng Giant tìm hiểu xem: đi xe đạp có ảnh hưởng gì với căn bệnh thoát vị đĩa đệm không nhé!
1/ Bị thoát vị đĩa đệm tại sao phải đạp xe ?
Bị đau lưng kéo dài, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này ảnh hưởng đến cột sống, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây bại liệt. Quan trọng hơn, bệnh thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, sinh hoạt cũng như công việc của bạn. Vì vậy, bạn cần phải chữa trị căn bệnh này ngay trong hôm nay.
Ở giai đoạn đầu của căn bệnh này, bạn có thể dễ dàng điều trị bằng những biện pháp đơn giản, chú ý hơn về ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, sau một thời gian sẽ thuyên giảm không cần phải quá lạm dụng vào thuốc.
Và tập thể dục là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên nên luyện tập nhất. Phương pháp này khá đơn giản nhưng giúp bạn giảm đau nhức, nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, từ đó đẩy nhanh việc điều trị bệnh.
Vì vậy, với phương pháp tập luyện bằng xe đạp để khắc phục và làm gỉam cơn đau từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm là hoàn toàn hợp lý.
2/ Lợi ích của việc đạp xe với người bị thoát vị đĩa đệm
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên đạp xe thay vì chơi các môn thể thao cường độ mạnh khác. Các lợi ích của việc đạp xe như là:
- Việc đi xe đạp sẽ giúp cơ và xương khớp hoạt động tốt hơn. Điều này rất có lợi cho việc lưu thông máu cũng như tăng cường trao đổi chất.
- Nếu luyện tập ở cường độ vừa phải, đạp xe sẽ giúp cải thiện cơ xương khớp hiệu quả, đồng thời làm giảm bớt vấn đề căng cơ tại vùng lưng và hông,… từ đó làm dịu cơn đau.
- Giúp cải thiện tuần hoàn máu đồng thời làm chậm quá trình lão hoá cơ thể
- Ngoài các tác động đến tuần hoàn, khả năng hô hấp của cơ thể cũng cải thiện được đáng kể. Đạp xe giúp quá trình hô hấp diễn ra tốt hơn, giảm nguy cơ mắc những bệnh về hô hấp. Điều này sẽ càng cải thiện nhiều hơn khi đạp xe ở những nơi trong lành.
Tuy nhiên, cũng cần luyện tập vừa phải đúng cường độ thì mới có hiệu quả được.
3/ Những lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe
Người bị thoát vị đĩa đệm khi đạp xe cần chú ý những điều sau:
- Nên đạp xe trên một lộ trình bằng phẳng, không gồ ghề nhiều dốc đá vì nếu bạn làm ngược với điều này có thể làm ảnh hưởng xấu đến bệnh tình, chưa kể nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn.
- Chọn mẫu xe đạp có kích thước phù hợp với cơ thể vì nếu đạp xe trên một chiếc xe cao hơn hoặc thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến xương sống.
- Không đạp xe ở tốc độ quá nhanh, đạp từ từ và nhẹ nhàng.
- Tư thế đạp xe đối với bệnh nhân thoát vị ở đĩa đệm vô cùng quan trọng. Theo các bác sĩ, khoảng cách phù hợp nhất từ chỗ ngồi đến tay lái là 8 inch. Khi đó, sẽ đảm bảo được xương và đốt sống không chịu quá nhiều áp lực, các đĩa đệm cũng giảm tình trạng chèn ép lên dây thần kinh.
- Trong lúc đạp xe, bạn cần chú ý không để mông rời khỏi phần yên xe, giữ phần lưng thẳng và hông đẩy ra phía sau. Như vậy thì việc đạp xe dành cho bệnh nhân đĩa đệm bị thoát vị sẽ được an toàn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không muốn đạp xe thì có thể tham khảo thêm hình thức di chuyển khác như: Đi bộ – nếu quãng đường di chuyển không quá xa, đừng ngại đi bộ nhẹ nhàng bởi việc này có ích cho quá trình điều trị bệnh của bạn. Đi bộ vừa rèn luyện sự dẻo dai, hạn chế căng cơ, rút cơ đồng thời còn hỗ trợ giảm đau và thư giãn tinh thần.
_______________________________________________________________________
DaNA 02 106 Ỷ Lan Nguyên Phi
DaNA 03: 71 Hà Tông Quyền
Hotline đặt hàng : 0935 418 698
Hotline Kỹ Thuật : 0912 268 300