0912268300

Cách để tăng chiều cao ở độ tuổi dậy thì.

1. Tuổi dậy thì ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào?

Dậy thì là một trong 3 giai đoạn vàng để cải thiện chiều cao cho trẻ. Thời kì dậy thì thường bắt đầu từ 9 – 11 tuổi đối với nữ và từ 11 – 13 tuổi đối với nam. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu có những sự thay đổi trong tâm sinh lý, đặc biệt là sự phát triển vượt trội về chiều cao.

Trong giai đoạn dậy thì, não bộ sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên, tuyến yên nhận nhiệm vụ tiết hormone tăng trưởng cùng với đó hormone nội tiết (FSH, LH) để điều hòa nội tiết của cơ thể là estrogen và testosterone. Hai hormone này sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, vóc dáng, tâm lý…

Thế nhưng, để hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn và hoạt động hiệu quả hơn thì cần có sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tập luyện hợp lý. Lúc này, nếu trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên thức khuya, lười vận động thì các cơ quan, đặc biệt là hệ xương khớp không thể phát triển tối đa.

Quan trọng hơn cả, giai đoạn dậy thì được xem là “cơ hội cuối cùng” để cải thiện chiều cao. Khi qua độ tuổi này, sụn tăng trưởng ở các đầu xương sẽ không phát triển nữa, hoạt động tiết hormone cũng giảm dần, hệ thống xương đã ổn định và chắc chắn. Xương không phát triển dài ra, thay vào đó là tăng lên về chất lượng xương. Do đó, nếu bỏ lỡ “giai đoạn vàng” này, chiều cao sẽ không thể phát triển một cách tự nhiên được nữa.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì?

Khi nói đến tầm vóc của trẻ mọi người thường nghĩ ngay đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bên cạnh di truyền thì sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, chế độ vận động, thể dục thể thao, môi trường sống, bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển thể chất và vóc dáng. Dinh dưỡng đóng góp đến 32% chiều cao của con người.

Con người có 3 giai đoạn chiều cao phát triển mạnh mẽ nhất đó là giai đoạn bào thai, dưới 3 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đặc biệt, giai đoạn dậy thì là lúc cơ thể phát triển mạnh nhất về khối xương, cơ bắp và vóc dáng. Chính vì vậy, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các thành phần có lợi giúp kích thích chiều cao thì trẻ có thể cao từ 15 – 20 cm ở giai đoạn dậy thì.

Dậy thì sớm:

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi và bé trai là trước 9 tuổi. Khi bé dậy thì sớm, có thể thường tiết ra các hormone tăng trưởng kích hoạt sự phát triển xương khiến bé cao lên rất nhanh. Thế nhưng, sau đó các đầu xương cũng nhanh chóng cứng lại và không phát triển nữa, vì vậy trẻ cũng không cao thêm được. Thực tế, những trẻ dậy thì càng sớm thì thường thấp hơn bạn bè dậy thì đúng độ tuổi. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

 

Môi trường sống:

Điều kiện môi trường sống và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ trong đó có chiều cao. Trẻ sống trong môi trường lành mạnh, kinh tế phát triển sẽ được tạo điều kiện phát triển nhanh nhất. Trong khi đó, nếu trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi khi sống trong môi trường ô nhiễm, kinh tế không phát triển, thiếu thốn vật chất, không đủ nước sạch, thực phẩm không an toàn, sống cạnh nhà máy hóa chất…

Chế độ luyện tập hàng ngày:

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nhiều môn thể thao hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao như: bơi, nhảy cao, chạy…

3. Top 4 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì:

Mọi can thiệp nhằm cải thiện chiều cao của con người cần phải thực hiện càng sớm thì càng mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, phải tác động toàn diện từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học đến những thói quen sinh hoạt lành mạnh.

3.1. Phương pháp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì qua ăn uống:
Trong độ tuổi dậy thì, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết để tăng chiều cao cho cơ thể như:
Chất đạm
Chất đạm là nguyên liệu cho cơ và xương phát triển. Các thực phẩm chứa nhiều đạm nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày như trứng, cá, sữa, thịt nạc, các loại đậu… Mỗi ngày cần bổ sung khoảng 80g đạm tương đương 15% tổng năng lượng cung cấp.
Chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng cho các cơ quan hoạt động và có áp dụng giúp hòa tan các loại Vitamin tan trong mỡ như Vitamin A, C, D, K. Nên bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật để hạn chế các cholesterol xấu trong máu và hạn chế cung cấp chất béo nguồn gốc động vật.Các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh là lạc, dầu oliu, dầu hạt cải, quả bơ, dừa, cá hồi… Mỗi ngày, nam giới cần 50g chất béo, tương đương với 25% tổng năng lượng cung cấp.
Chất xơ
Chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hấp thu các chất dễ dàng hơn. Cung cấp đủ chất xơ giúp phòng chống táo bón, đau dạ dày. Các thực phẩm giàu chất xơ nên được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày là khoai lang, xoài, ngô…
Các loại vitamin và khoáng chấtVitamin và khoáng chất giúp cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu vitamin như các loại rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc…
Bổ sung các thành phần giúp xương phát triển

  • Canxi: là thành phần thiết yếu cấu tạo nên xương và duy trì độ chắc khỏe của xương. Tăng lượng canxi trong khẩu phần ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của xương và giúp tăng chiều cao hiệu quả. Canxi có nhiều trong sữa, xương ống, tôm, cua, ghẹ…
  • Vitamin D: là vi chất không thể thiếu cho sự phát triển xương và sức khỏe nói chung. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, photpho giúp xương chắc khỏe. Trẻ nhỏ thiếu canxi sẽ bị bệnh còi xương. Một số thực phẩm chứa vitamin D là dầu cá, trứng, sữa, bơ, gan cá và men bia…
  • Magie: là khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trong quá trình tổng hợp protein, duy trì các chức năng của cơ, tham gia chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ co giãn cơ. Ngoài ra, magie còn có tác dụng làm săn chắc, cải thiện hoạt động và kích thích hình thành cơ trong cơ thể.
  • Bên cạnh đó, một số khoáng chất như kẽm, sắt, magan… rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi dậy thì.

Ngoài các chất cần thiết cần phải bổ sung đều đặn thông qua những bữa ăn hàng ngày kể trên, thì chế độ dinh dưỡng của nữ tuổi dậy thì phải đặc biệt chú trọng bổ sung sắt. Sắt có tác dụng giúp tăng tuần hoàn máu, bổ sung máu rất tốt cho nữ giới trong những ngày có kinh nguyệt. Lượng sắt mà nữ giới cần phải bổ sung trong giai đoạn dậy thì là 18mg/ngày. Sắt có nhiều trong những thực phẩm như bí đỏ, củ dền đỏ, khoai lang tím, gan, nội tạng động vật…

3.2. Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì qua thói quen sinh hoạt
Tắm nắng
Ánh nắng là nguồn cung cấp Vitamin D tự nhiên tốt nhất. Tắm nắng trong khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho da được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tăng khả năng tổng hợp Vitamin D.Vitamin D có tác dụng tăng chắc khỏe cho hệ xương và chống còi xương. Thiếu Vitamin D sẽ gây chậm lớn ở trẻ đang dậy thì do việc hấp thu Canxi trong cơ thể sẽ bị giảm. Do đó, bạn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 20 phút mỗi ngày. Thời gian tắm nắng buổi sáng lý tưởng là từ 6h-8h. Lưu ý không nên tắm nắng vào các thời điểm khác trong ngày vì lượng tia UV trong ánh nắng cao có thể hại cho da.
Đi, đứng, ngồi đúng tư thế
Những tư thế đứng, ngồi hay ngủ sai cách đều khiến cho hệ xương bị ảnh hưởng. Những thói quen xấu đó có thể dẫn đến việc bị gù lưng, vẹo cột sống khiến cho chiều cao bị ảnh hưởng.Bạn cần tập luyện cho mình tư thế sinh hoạt đúng cách. Nên giữ thẳng lưng và vai khi ngồi học và đi đứng, không nằm sấp, nằm nghiêng khi ngủ.
Quản lý cân nặng
Kiểm soát cân nặng cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ tăng chiều cao ở tuổi dậy thì. Bởi trọng lượng quá khổ sẽ tăng áp lực lên xương, khiến cho xương khó có thể phát triển tốt nhất. Do đó, bạn hãy chú ý duy trì cân nặng hợp lý để hỗ trợ cải thiện chiều cao cơ thể nhanh chóng và tối ưu nhé.
Uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng trong việc thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời tham gia các hoạt động khác của xương khớp. Các đĩa đệm của cột sống có đến 90% là nước. Nếu cơ thể không đủ nước, chúng sẽ bị co lại.
Giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress
Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng để không ảnh hưởng hoạt động tiết hormone tăng trưởng của não bộ.
Chế độ nghỉ ngơi khoa học
Xương chủ yếu phát triển trong thời gian cơ thể “nghỉ ngơi”, mặt khác hormone tăng trưởng cũng tiết ra nhiều hơn vào ban đêm, trong lúc ngủ sâu giấc nhất.Do đó, để phát triển chiều cao ở giai đoạn dậy thì, bạn nên ngủ sớm trước 22h và ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày trong không gian yên tĩnh, thoải mái để hormone tăng trưởng hoạt động hiệu quả nhất.
Ăn đủ bữa đúng giờ
Đừng cho rằng việc chia nhỏ nhiều bữa ăn ở trong ngày sẽ không liên quan đến phát triển chiều cao nhé. Theo các chuyên gia, chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ để kích hoạt quá trình trao đổi chất được hoạt động tốt hơn. Hormone tăng trưởng được sinh ra từ các thức ăn được đưa vào cơ thể. Nhờ đó sẽ bổ sung đầy đủ chất, cơ thể có đủ sức khỏe thì sẽ kích thích tăng chiều cao hiệu quả.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Thói quen ngủ, nghỉ ngơi khoa học giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất, bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào. Ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm, nên đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ tốt cho cơ thể rất nhiều. Hơn nữa buổi trưa nên ngủ khoảng 15-30 phút cũng rất cần thiết cho sức khỏe. Bởi vì nếu ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ cho các em một giấc ngủ sâu. Các hormon tăng trưởng được sản sinh trong lúc cơ thể đang ngủ. Thời gian và chất lượng của giấc ngủ càng cao thì cơ thể càng tiết ra nhiều hormon hơn, làm quá trình tăng trưởng phát triển tốt hơn.
Tránh xa các chất kích thích
Đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, nước ngọt có gas, đồ ngọt, khói thuốc lá đều chứa chất làm ức chế quá trình tăng trưởng, cản trở xương hấp thụ canxi gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao của cơ thể.
Không mặc quần áo quá chật
Để giúp chiều cao tăng trưởng nhanh chóng ở tuổi dậy thì, các bạn cần chú ý lựa chọn trang phục phù hợp để giúp cho máu lưu thông giúp cải thiện chiều cao hiệu quả. Đặc biệt là khi ngủ, tránh lựa chọn trang phục ôm sát để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Tránh “nghiện” đồ công nghệ
Đồ công nghệ cao mang đến rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày, thế nhưng nếu bạn là người “nghiện” sử dụng chúng sẽ gây cản trở đến việc tăng trưởng chiều cao.  Bởi khi ngồi chơi game hàng giờ liên tục, hay dùng điện thoại cả đêm… sẽ gây áp lực lên cột sống lưng khiến sụn khớp không phát triển. Ngoài ra chúng còn ảnh hưởng xấu đến thị lực và trí não.
Hạn chế thức khuya
Nhiều bạn trẻ có thói quen thức khuya để học bài, chơi game, lướt web… Tình trạng này kéo dài thành thói quen khó bỏ và ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng, gây bất lợi cho việc tăng trưởng chiều cao
3.3. Cải thiện chiều cao nhờ tập luyện đúng cáchChế độ tập luyện tác động rất lớn đối với việc phát triển vóc dáng và thể chất ở độ tuổi dậy thì. Không chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của hormone tăng trưởng, tập tành chăm chỉ và đều đặn còn giúp xương phát triển dẻo dai, khỏe mạnh hơn và mang lại một vóc dáng cân đối, gọn gàng hơn.

Các động tác giúp phát triển chiều cao

Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể bắt đầu phát triển và việc luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp các cơ bắp được nở nang, săn chắc hơn; đặc biệt là bài tập kéo giãn sẽ giúp phát triển chiều cao hiệu quả. Một số bài tập gợi ý cho bạn như: động tác rắn hổ mang, bài tập gập người, bài tập yoga, hít đất, treo người trên xà…Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 15 -20 phút để luyện tập, có thể tập vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ giúp mang lại hiệu quả cao nhất
.Môn thể thao tốt cho xương
Thường xuyên luyện tập các bộ môn thể thao ở giai đoạn này cực kỳ quan trọng cho việc phát triển chiều cao ở cả nam và nữ. Tập luyện chăm chỉ, đúng cách không những giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt mà còn nâng cao sức đề kháng, rất tốt cho sức khỏe. Một số bài tập được đánh giá là vô cùng hữu ích để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì như bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, đạp xe đạp, thể dục nhịp điệu,…Đặc biệt, bơi lội và bóng rổ là bộ môn được đánh giá rất cao trong việc cải thiện chiều cao. Vì vậy bạn nên luyện tập thường xuyên để có một chiều cao mơ ước và vóc dáng cân đối.

3.4. Bổ sung các sản phẩm giúp xương phát triển tối đa

Tuổi dậy thì là cơ hội cuối cùng để cải thiện chiều cao của bản thân. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, song song với các biện pháp trên, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện chiều cao để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Đặc biệt, các bạn nhỏ cảm thấy chiều cao của mình khá “khiêm tốn” so với bạn bè cùng trang lứa càng phải quan tâm và ưu tiên lựa chọn sản phẩm này để bổ sung đủ dưỡng chất, bứt phá chiều cao ở thời kỳ dậy thì để “bứt phá” chiều cao.

Liên hệ qua Zalo