Nguy cơ bị kiệt sức hay sốc nhiệt vào mùa nắng nóng có thể bắt đầu với các dấu hiệu như nóng nực và đổ mồ hôi, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn như chóng mặt, mệt mỏi, sốt, mê sảng… Vậy làm sao để bạn có thể giảm mệt mỏi và tăng sức đề kháng?
Nội dung chính
Cách giảm mệt mỏi
Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể áp dụng các cách sau đây để điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh.
Tránh ăn thực phẩm bán bên ngoài
Thức ăn bán ngoài đường có thể không đảm bảo vệ sinh và dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng. Nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách thì có thể bị hỏng khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiêu hoá. Trong trường hợp cần thiết phải đi xa nhà, bạn nên chọn các món bánh có gói lá sẽ an toàn hơn.
Thư giãn ở nhà khi thấy mệt mỏi
Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn nên cho phép bản thân nghỉ ngơi và thư giãn ở nhà để phục hồi sức khỏe. Bạn có thể đi dạo ngoài công viên trước 9h sáng hoặc sau 5h chiều để thấy mát mẻ hơn. Nếu muốn đi du lịch nghỉ dưỡng, bạn nên theo dõi dự báo thời tiết để tránh những ngày nắng nóng.
Lựa chọn quần áo rộng rãi
Quần áo rộng rãi không những giúp cơ thể thoải mái vận động mà còn mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng. Bạn nên ưu tiên quần áo có chất liệu cotton tự nhiên giúp thấm hút mồ hôi và thông thoáng cho làn da.
Tránh tiêu thụ các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, đồ uống có ga và cà phê đều có thể khiến bạn bị mất nước nhanh chóng. Trong mùa nắng nóng, bạn nên giảm lượng các loại thức uống chứa chất kích thích này. Thay vào đó, bạn có thể ưu tiên nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Giảm thiểu dùng thiết bị điện tử
Một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi là do tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Ngoài ra, nhà có nhiều bóng đèn cũng làm nhiệt độ trong phòng tăng lên. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi tắt bớt bóng đèn và điện thoại.
Cách tăng sức đề kháng
Để tăng sức đề kháng, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cùng với với thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Ăn nhiều rau củ quả
Để tăng sức đề kháng và chống oxy hoá trong mùa nắng nóng, bạn có thể ăn các rau củ quả như bông cải xanh, rau ngót, cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, mướp, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, các loại hành, tỏi, rau gia vị… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm trái cây để bổ sung vitamin như đu đủ, kiwi, việt quất, táo, lê, bưởi, cam…
Uống đủ nước
Nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe trong mùa nắng nóng chính là cung cấp đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Để tăng cường sức đề kháng, bạn có thể uống nước chanh, nước cam, nước ép bưởi, nước dừa… Nếu làm việc ngoài nắng nóng nhiều, bạn có thể uống nước Oresol để bổ sung các chất điện giải.
Nghỉ ngơi khi bị stress
Stress là một dấu hiệu chứng tỏ sức đề kháng giảm, nhất là khi bạn phải làm việc trong môi trường ngoài nắng nóng. Khi thấy đầu óc căng thẳng, bạn nên cho phép cơ thể nghỉ ngơi bằng cách đơn giản như đi tắm, nghe nhạc, đọc sách, đi dạo, ngồi thiền…
Vận động thể chất nhẹ nhàng
Hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe nhưng bạn đừng cố gắng quá sức khi cảm thấy mệt mỏi mà nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng. Trong những ngày nắng nóng, bạn có thể tập các bộ môn trong nhà như yoga, gym, bơi lội…
Cải thiện giấc ngủ
Sức đề kháng của cơ thể có nguy cơ bị giảm và khiến bạn dễ bị ốm trong mùa nắng nóng nếu bạn thiếu ngủ. Bạn nên chợp mắt tầm 15-30 phút vào ban ngày và ngủ sớm vào buổi tối tầm 10-11h để cơ thể có thời gian phục hồi sau một ngày làm việc vất vả.
Nấu món ăn phù hợp mùa nắng nóng
Bạn nên đa dạng thực đơn với 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thấy mệt mỏi và không muốn ăn thì bạn nên thêm các món canh, soup, cháo, mì miến…
Bạn cũng có thể uống 1-2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm chất đạm quý và các vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin cũng có thể giúp giảm mệt mỏi và tăng sức đề kháng.