0912268300

5 kỹ năng cần thiết khi đạp xe đường dài để tránh mất sức

5 kỹ năng cần thiết khi đạp xe đường dài để tránh mất sức

 
Nếu đang khám phá về kỹ năng cần thiết khi đạp xe đường dài như cách chinh phục đèo, bo cua, thả dốc…, bạn sẽ tìm được những thông tin cực hữu ích trong bài viết này đấy. Hãy cùng Đạp xe 360 chinh phục mọi thử thách chỉ với 5 kỹ năng quan trọng trong video sau đây nhé!
Bạn đã lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp phù hợp. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Bạn cần trang bị thêm cho mình một số kỹ năng cần thiết khi đạp xe, đặc biệt là với đường trường
 
1. Sử dụng tối đa tính năng của bánh răng
Xe đạp địa hình có hệ thống bánh răng rất phức tạp, bao gồm bánh răng trước và bánh răng sau. Bánh răng trước dùng để hỗ trợ cho người tập có nhu cầu chạy nước rút. Ưu điểm của phụ kiện này là giúp đi nhanh hơn ở địa hình bằng phẳng.
Trong khi đó, bánh răng sau sẽ hỗ trợ trải nghiệm của bạn khi chạy xe lên núi suôn sẻ và nhanh hơn. Vì loại bánh răng có khả năng giảm tác động lực lên chân của người đạp rất tốt .
Địa hình đồi núi
Khi đang leo núi hoặc lên dốc, nếu cảm thấy đạp khó khăn, không thể quay bàn đạp nhanh, bị mất đà, lời khuyên cho bạn lúc này là hãy giảm số xuống. Ví dụ, số bánh răng của xe đạp là 3, người tập nên giảm xuống số 1 khi leo dốc nhé.
Việc giảm số bánh răng sẽ giúp giảm khoảng cách trong mỗi vòng quay của bàn đạp. Qua đó, bạn sẽ quay bàn đạp dễ dàng hơn rất nhiều. Việc chuyển số khi đang ở trên dốc lúc này là một điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, người tập nên giảm số bánh răng trước đó.
Khi từ đỉnh dốc đi xuống, bởi lúc này không hề có lực cản nào khi đạp, bạn sẽ xuống dốc rất nhanh. Lời khuyên cho người tập lúc này là hãy tăng bánh răng lên số 2 hoặc 3 để giảm tốc độ rơi dốc của xe.
Khi đó, đây sẽ bí quyết cực kỳ hữu ích cho bạn. Bởi để số bánh răng cao hơn sẽ giúp tăng khoảng cách của bàn đạp rất tốt.
Nút giao nhau
Một thời điểm khác để sử dụng tính năng của bánh răng là ở các ngã tư, ngã ba đường. Khi tiếp cận các nút giao, bạn sẽ cần giảm tốc độ. Thâm chí, trong một số trường hợp, người tập nên dừng lại.
Nếu để số bánh răng cao, bạn sẽ khó khăn khi bắt đầu đạp lại vì bàn đạp quá nặng. Lời khuyên cho người tập là khi đến gần ngã ba là hãy giảm số bánh răng thấp hơn. Điều này sẽ giúp trải nghiệm đạp xe sau đó của bạn dễ dàng hơn rất nhiều đấy!
Nói tóm lại, người tập có thể tham khảo cách lên và xuống dốc ngắn gọn theo thông tin dưới đây:
Nếu bạn đang đi lên dốc và cảm thấy quá khó khăn, hãy giảm số xuống.
Nếu chân đang quay bàn đạp quá nhanh (hay quá nhẹ), bạn hãy tăng số lên.
2. Trang bị bộ đo nhịp tim
Hiện nay có rất nhiều thiết bị dùng để đo nhịp tim như thiết bị chuyên dụng, phần mềm trên điện thoại thông minh… Bộ đo nhịp tim là phụ kiện cần thiết và rất hữu ích cho quá trình luyện tập của bạn đấy!
Bộ đo nhịp tim còn hỗ trợ người tập thiết kế các bài tập, theo dõi lượng calorie được đốt cháy và dung tích phổi trong quá trình tập luyện. Bạn có thể tham khảo một số màn hình tự hoạt động, màn hình sử dụng cảm biến từ xa gắn vào ngực hoặc dây đeo tay.
Để tận dụng tối đa máy đo nhịp tim, bạn sẽ cần đo nhịp tim lúc nghỉ ngơi và nhịp tim tối đa của mình. Việc tập luyện dựa vào nhịp tim có 6 mức độ khác nhau tùy thuộc vào mục đích tập luyện của bạn:
Mức 1 (60 – 65% nhịp tim tối đa): cho những bài tập đường dài nhẹ nhàng để phục hồi quá trình đốt cháy chất béo sau khi tập.
Mức 2 (65 – 75%): bài tập nâng cao của mức 1 nhằm hỗ trợ cải thiện sức bền của người tập.
Mức 3 (75 – 82%): giúp phát triển vùng hiếu khí (aerobic) để cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn.
Mức 4 (82 – 89%): để mô phỏng tốc độ khi giảm dần cho một cuộc đua.
Mức 5 (89 – 94%): giúp tăng ngưỡng yếm khí (anaerobic) để cải thiện tốc độ ở cự ly 10 và 25 dặm.
Mức 6 (94 – 100%): dành cho đào tạo cường độ cao để tăng sức mạnh và tốc độ tối đa của người tập.

Liên hệ qua Zalo