Bạn Có Đang Mắc Phải 8 Sai Lầm Cơ Bản Này Khi Đạp Xe?
Nếu đã tham gia bộ môn đạp xe để nâng cao sức khỏe thể chất, bạn cần nắm rõ những lỗi cần tránh khiến hiệu quả việc tập luyện không như mong muốn hoặc tệ hơn là gặp phải những chấn thương đáng tiếc. Trong video sau đây của Đạp xe 360 là 8 sai lầm khi đạp xe có thể bạn đang mắc phải.
1. Yên xe quá thấp Hạ yên xe quá thấp là một sai lầm khi đạp xe khá phổ biến. Điều này là do mọi người thường tự tin hơn nếu bàn chấn có thể chạm đất. Tuy nhiên chiều cao của yên không phù hợp sẽ dễ khiến dẫn đến chấn thương đầu gối. Hãy chỉnh lại độ cao của yên xe sao cho đầu gối của bạn hơi cong khi bàn chân ở dưới cùng của vòng quay bàn đạp. Hoặc nếu chưa rõ về chiều cao như thế nào là phù hợp, hãy đến các trung tâm bảo dưỡng xe đạp để canh chỉnh lại.
2. Chú ý quá nhiều vào trang bị Quá nhiều trang bị như quần áo, phụ kiện chuyên nghiệp, cầu kì là không cần thiết cho những người mới tập đạp xe. Thay vào đó, bạn nên tập trung chú ý đến những kỹ thuật đạp xe đúng cách. Tuy rằng việc trang bị chuyên nghiệp sẽ làm tăng tinh thần, giúp bạn phấn khởi và hứng thú với việc luyện tập hơn. Nhưng một chiếc xe đơn giản đi kèm kỹ thuật đạp xe đúng cách và thuần thục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
3. Không căn chỉnh xe đạp Căn chỉnh để chiếc xe đạp phù hợp với cơ thể là một vấn đề quan trọng nhất trong quá trình luyện tập. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến việc đạp xe là chiều cao của yên xe và tầm với tới ghi đông. Chiều cao của yên xe phải đủ cao để khi bàn chân ở dưới cùng của vòng quay bàn đạp, đầu gối sẽ hơi cong. Trong khi đó, cánh tay và thân của người tập cần tạo thành 1 góc 45 độ so với xe đạp. Nếu khoảng cách từ vai đến ghi đông không phù hợp, lưng của bạn sẽ bị đau. Đầu gối của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng khi chiều cao yên không phù hợp dẫn đến đầu gối quá gần với cánh tay. Tốt nhất, hãy chắc chắn kích cỡ chiếc xe phù hợp với cơ thể và căn chỉnh xe trước khi bắt đầu luyện tập để tránh chấn thương không đáng có.
4. Không bảo dưỡng xe thường xuyên Không nhất thiết phải là vận động viên chuyên nghiệp mới cần bảo dưỡng xe thường xuyên. Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ khiến tuổi thọ của xe lâu hơn, hạn chế những hư hỏng linh kiện quan trọng. Việc bảo dưỡng thông thường sẽ bao gồm vệ sinh xe đạp, kiểm tra yên, ghi đông, giò đĩa, sên xe, bạc đạn…
5. Tập luyện quá sức Một trong những sai lầm khi đạp xe gây ra chấn thương đó là tập luyện quá sức. Việc xây dựng chế độ tập luyện từ cơ bản đến nâng cao là vô cùng cần thiết để cơ thể có thể thích nghi. Hãy chú ý đến chỉ số RPR (Rate of Perceived Exertion) – đánh giá về nỗ lực nhận thức. Cụ thể hơn, đây là cách bạn mô tả thể trạng bản thân trên thang điểm từ 1 đến 10. Trong đó 1 là thoải mái nhất và 10 là cố gắng quá sức.
- Hướng dẫn lau rửa và bảo dưỡng xe đạp thể thao dễ dàng và nhanh chóng
- Mỗi ngày nên đạp xe bao nhiêu km, đạp bao lâu và vận tốc bao nhiêu?
- Ba mẹ cần làm gì để con tự tin trên chiếc xe đạp trẻ em?
- THẾ GIỚI NÀY CÓ RẤT NHIỀU NGƯỜI THÔNG MINH, NHƯNG LẠI CÓ QUÁ ÍT NGƯỜI CÓ THỂ KIÊN TRÌ ĐẾN CUỐI CÙNG, THẾ NÊN SỐ NGƯỜI CHIẾN THẮNG CHỈ LÀ SỐ ÍT
- Những kỹ thuật cơ bản cốt lõi khi đi xe đạp mà bạn cần nắm vững!