Hướng dẫn tư thế đạp xe đúng cách để tăng chiều cao hiệu quả
Một trong những phương pháp đơn giản là giúp cải thiện chiều cao tốt là đi xe đạp đúng cách từ 3- 6 giờ/tuần. Thói quen đi xe đạp là một việc vô cùng cần thiết, và các bạn cần rèn luyện cho mình một tư thế đi xe đạp đúng cách, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong quá trình đi xe để tăng chiều cao.
1. Tác hại khi đi xe đạp sai tư thế
Hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng…đều là những tư thế đi xe đạp sai, cần phải điều chỉnh. Đạp xe như vậy không thể hỗ trợ trẻ tăng chiều cao, đồng thời cũng không có tác dụng rèn luyện sức khỏe. Cơ thể cúi về phía trước quá mức, muốn quan sát phải ngẩng cổ lên nhìn làm cho cơ cổ căng lên, lưng cũng chịu áp lực nhiều hơn, lâu dần sẽ làm cho cơ cổ và cơ lưng mệt mỏi.
Đạp xe bằng ngón chân thay vì cả bàn chân cũng là một tư thế đạp xe sai. Điều này sẽ không làm trẻ cao lên tí nào cả. Vì thế bạn nên tập cho bé cách đạp xe bằng cả bàn chân, không phải chỉ bằng ngón chân.
Tệ hại hơn là khi đi chiếc xe quá khổ so với thân hình hiện tại. Để với đến bàn đạp, mỗi khi đạp trẻ thường phải nghiêng cả thân người qua một bên. Điều này có thể gây nên vẹo cột sống. Đi như vậy cũng không an toàn, dễ bị ngã hay xảy ra tại nạn.
2. Tư thế đi xe đạp đúng cách giúp tăng chiều cao
Để điều chỉnh tư thế đi xe đạp đúng cách giúp tăng chiều cao không chỉ phụ thuộc vào tư thế ngồi, dáng ngồi hay động tác đạp xe mà còn phụ thuộc vào tốc độ đạp xe, độ cao yên xe và thời gian đạp xe của trẻ.
Tư thế đạp xe
Tư thế đúng là: Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duỗi thẳng, thở ra bằng miệng và hít vào bằng mũi nhịp nhàng. Khi đạp xe, hai chân duỗi gần thẳng hết khi đạp pedal đến vị trí thấp nhất; đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng.
Trong khi đạp xe, cố gắng giữ được lưng thẳng nhưng thoải mái, đừng quá gồng mình hay gượng ép.
Động tác đạp xe
Nhiều người cho rằng, đạp xe chính là chân đạp xuống dưới, bánh xe quay thì đạp. Thực ra, đạp xe chính xác bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên rồi nâng bàn đạp, cuối cùng là đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Đạp xe nhịp nhàng không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ.
Độ cao yên xe
Khi ngồi lên xe đạp thì cẳng chân phải thẳng với bàn chân nằm ngang đang ở điểm thấp nhất của vòng quay bàn đạp. Chú ý không để chân ở vị trí phải “vươn” tới bàn đạp, như thế đầu gối sẽ được co duỗi hợp lý, không quá “căng” mà cũng không quá “trùng”.
Cách cơ bản nhất và dễ nhất để đo độ cao yên xe là hãy nhảy lên xe và bắt đầu đạp xe. Chú ý xem đầu gối của bạn phải nâng cao lên bao nhiêu so với hông. Hãy nhờ người khác quan sát giúp, chú ý đến độ cao của đầu gối khi bàn đạp ở vị trí cao nhất so với mặt đất, thấp hơn hông một chút là tốt nhất.
Tốc độ đạp xe
Nên bắt đầu một cách từ từ: hãy dành 10 phút đầu đạp nhẹ nhàng để khởi động và làm nóng cơ thể, giúp cơ thể có thời gian thích nghi với cường độ mạnh khi luyện tập.
Sau đó, phụ thuộc tùy thời gian đạp xe, hãy dành 1/3 khoảng thời gian luyện tập của mình đạp nhanh hết mức có thể. Đó mới là lúc bạn rèn luyện thể lực tốt nhất, là lúc luyện tập hiệu quả.
Thời gian đạp xe
Tránh đạp xe quá lâu trên 1 tiếng đồng hồ (không nghỉ ngơi), rất hại cho cơ thể. Khi đạp xe, trọng lượng cơ thể dồn vào yên xe và vùng kín, chân sẽ đỡ trọng lực rất ít. Do đó, ngồi đạp xe quá lâu sẽ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, máu không lưu thông được gây tăng khả năng tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường.
3. Để đạt được hiệu quả tốt nhất giúp cải thiện chiều cao
Lựa chọn mua một chiếc xe đạp phù hợp với chiều cao của mình.
Nên điều chỉnh yên xe sao cho chân của mình có thể co duỗi ra hết cỡ khi đạp và chỉnh lại cổ xe để khi đi chúng ta có thể vươn người cùng với chiều cao của yên xe.
Điều quan trọng để mang lại kết quả tốt nhất là duy trì thói quen tập luyện thường xuyên và điều chỉnh cường độ tăng dần.
Nếu việc tập luyện trở nên khó khăn vì bạn không thu xếp được thời gian đạp xe ngoài trời thì bạn có thể lựa chọn mua một chiếc xe đạp tập thể dục trong nhà giúp việc đạp xe của bạn trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn, bạn có thể tập bất cứ lúc nào rảnh rỗi mà không cần phải căn thời gian tan làm sớm về để đạp xe nữa.
4. Một số lưu ý trong quá trình đạp xe cải thiện chiều cao
Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên, đúng cách, tốt nhất là từ 3 – 6 giờ/tuần.
Xem thêm:
- Trường Sơn huyền thoại ngày trở lại 04.2021: Hành trình đạp xe trên cung đường Trường Sơn ( HCM- Đà Nẵng) Ngày 07
- Xe đạp Phoenix của nước nào có tốt không? giá bao nhiu?
- Đẩy lùi lão hóa không khó nhờ đạp xe hàng ngày
- Tác dụng kỳ diệu của việc đạp xe đối với người trung niên
- Mặc váy lụa mỏng tang “đua” xe đạp, Đỗ Mỹ Linh khiến dân tình “thót tim” lo sự cố