0912268300

6 kỹ năng để trở thành vua leo đèo

6 kỹ năng để trở thành vua leo đèo

  1. Hít thở sâu

Hít thở sâu là điều quan trọng để cung cấp lượng oxy cho cơ thể, giúp bạn không còn cảm thấy nặng nề và dồn dập hãy giữ thẳng lưng và ngực để lượng khí vào phổi tối đa. Hít thở thật sâu kết hợp với trong khoảng vài guồng chân và cố gắng đưa hơi thở nhịp nhàng với guồng chân như vậy lực đạp sẽ mạnh hơn và bạn cũng thấy khỏe hơn.

  1. Phân phối đều sức

Những tay đua ít kinh nghiệm thường vội vàng dốc sức đạp khi mới bắt đầu vào con dốc và đuối sức trước khi leo lên tới đỉnh. Leo đèo theo cách này chỉ làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, huyến áp tăng, cơ bắp căng cứng và đuối sức, tiêu hao rất nhiều năng lượng so với khi bạn từ từ chậm rãi như đạp đều chân.

Nếu bạn cảm thấy đuối sức trong khi leo đèo thì lúc này nên tăng lên một líp và tiếp tục đạp chậm rãi. Trong trường hợp bạn đã tăng lên đến líp lớn nhất mà vẫn phải gồng mình đạp, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn nên lượng sức và đạp với tốc độ vừa phải, không nên tập trung gắng sức đạp nhanh.

  1. Sử dụng đúng líp

Một trong những bí mật giúp bạn chiến thắng những con đèo là việc chọn đúng líp để sử phù hợp với độ dốc và không bị rơi vào tình trạng mất sức khi leo lên đến đỉnh đèo. Không có tài liệu hướng dẫn là bạn nên đi líp số mấy cho phù hợp với độ dốc vì điều này phù hợp với sức lực của người đạp. Ai trong chúng ta cũng biết khi leo đèo thì bạn nên dùng líp lớn hơn khi đạp đường trường. Tuy nhiên sử dụng líp như thế nào còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của bản thân giống như câu ngạn ngữ “hay làm quen tay”, chỉ có cách luyện tập nhiều lúc đó mới biết cách sử dụng líp như thế nào để phù hợp với độ dốc của ngọn đèo.

Không nên dùng sử dụng một líp để leo hết con dốc, nên có sự chuyển đổi giữa các dĩa – líp để chọn ra líp nào phù hợp nhất. Khi tăng lên một líp, bạn đạp sẽ cảm thấy thoải mái hơn như guồng chân chậm lại bớt và sau khi lấy được đà bạn nên xuống líp nhỏ trở lại để lực đạp mạnh hơn và tốc độ nhanh hơn.

  1. Tư thế đạp xe khi leo đèo

Có nhiều người đặt câu hỏi rằng “ngồi trên yên xe có tốt hơn khi đạp đứng hay không?” Trên những ngọn đèo ngắn chạy nước rút, bạn nên đứng vì cần tạo ra sức mạnh để đẩy bàn đạp xuống. Nhược điểm lượng nhất là bạn phải sử dụng nhiều năng lượng hơn 10 -12% so với khi đạp ngồi vì đôi chân của bạn phải làm nhiệm vụ gấp đôi và nhịp tim cao hơn khoảng 5 bpm.

Khi bạn đạp đứng hãy nhớ một điều vì không tiếp xúc với yên xe nên không có gì giữ xương hông khiến cho khiến cho bạn khó khăn hơn khi kéo bàn đạp quay lên. Bạn nên dùng trọng lượng để đạp xuống và quay nhanh bàn đạp lấy trớn vào đúng líp rồi nhẹ nhàng đứng lên lấy đà đạp, đừng chúi quá nhiều về phía trước và điều quan trọng phải đạp thật đều không được để tuột guồng chân ra khỏi bàn đạp. Khi trở lại tư thế ngồi vẫn duy trì đạp đều chân, hơi đẩy thân người về phía sau, nhấn bàn đạp về phía trước để vượt đèo cao tránh trường hợp mất đà.

Khi leo những ngọn đồi dài bạn nên ngồi đạp đều chân với tốc độ 60 -75 vòng trên phút, khi đap đứng trọng lượng cơ thể dồn hết vào bắt chân trong khi ngồi đạp sẽ làm giảm bớt áp lực lên bắp chân, giúp cơ thể ít tiêu hao năng lượng hơn. Khi bạn ngồi, yên xe giúp bạn nâng trọng lượng cơ thể, cho phép tất cả sức mạnh đôi bàn chân vượt qua con đèo.

Điều quan trọng là phải tìm phương pháp nào phù hợp và mang đến hiệu quả cao cho bạn. Đối với những con đèo dài và dốc thì bạn nên thỉnh thoảng thay đổi tư thế giữa ngồi và đứng để phân bổ đều lực giúp giảm tình trạng mỏi mệt xảy ra. Trước khi đứng lên đạp bạn nên hạ xuống 1 hoặc 2 líp nhỏ hơn và khi ngồi xuống đạp nên trở lại như bình thường, chuyển líp như vậy sẽ giúp bạn đạp đều đặn khi thay đổi guồng chân.

  1. Bạn nên ngồi như thế nào khi đạp leo đèo?

Chuối người về phía trước chỉ phát huy tác dụng trên đường trường, nhưng khi leo đèo thì khác hoàn toàn vì ít lực cản của gió, bạn ngồi thẳng trên xe sẽ tạo nhiều lực hơn tư thế đạp xe trên đường trường. Cánh tay nên mở rộng cánh tay và đặt bàn tay lên vị trí phần trên đỉnh của tay lắc, không nên nắm quá gần pô-tăng vì lúc ép ngực khiến cho bạn khó thở. Lưu ý, khi đứng đạp hay những lúc đạp tấn công trong tư thế ngồi tay bạn nên nắm phần trên của tay lắc và lúc đổ đèo sẽ nắm phần uống cong ghi – đông để tạo ra lợi thế khí động học.

  1. Bài tập tăng cường sức mạnh vượt đèo một cách dễ dàng

Nếu bạn muốn cải thiện tốc độ và độ bền của mình hãy thực hiện theo bài tập sau đây: Bài tập kéo dài trong vòng một tiếng đồng hồ, bạn dành 15 phút đạp khởi động, 30 phút leo đèo, vượt dốc lặp lại nhiều lần và 15 phút cuối cùng đạp chậm rãi và thư giãn.

Bạn nên tìm một con dốc vừa phải đạp lặp đi lặp lại nhiều lần và mỗi lần nên thực hiện một tư thế khác nhau. Lần thứ nhất, bạn ngồi hoàn toàn trên yên xe và đạp lên đến đỉnh dốc. Lần hai, bạn đứng đạp và lần cuối cùng xen kẽ giữa tư thế ngồi và đứng. Quan sát nhịp tim và cảm nhận sau mỗi lần thực hiện bài tập xem sức của bạn đến đâu và phù hợp với bài tập nào. Một điều bạn cần nhớ trong lúc tập luyện là hãy đo thời gian của mỗi lần leo dốc.

Bạn cần kiểm tra xe đạp thường xuyên trước mỗi lần luyện tập hoặc bạn cũng mang “xế yêu” đến Showroom xe đạp nhờ kỹ thuật viên kiểm tra định kỳ.

 

DaNA 02 106 Ỷ Lan Nguyên Phi
Dana 02: 106 Ỷ Lan Nguyên Phi
Trưởng chi nhánh: 0935418698

DaNA 03: 71 Hà Tông Quyền
Dana 03: 71 Hà Tông Quyền
Trưởng chi nhánh: 0905541728

 

Hotline đặt hàng : 0935 418 698

Hotline Kỹ Thuật : 0912 268 300

“Do tình hình dịch bệnh Covic -19 phức tạp nên shop tạm đóng cửa chi nhánh 226/20B Trưng Nữ Vương và 09 Đội Cung”

 

 

Liên hệ qua Zalo