Nội dung chính
Các Cách Bảo Dưỡng Xe Đạp Mùa Mưa
Thú chơi xe đạp thể thao đã dần trở nên phổ biến, nhiều người coi đạp xe là việc rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, sau mùa mưa kéo dài, xe với nhiều chi tiết bị bám bẩn, khô dầu mỡ, phát ra tiếng kêu lạ… sẽ dẫn đến việc vận hành không còn trơn tru, chính xác. “Của bền tại người”, dù cho chiếc xe đạp có đắt tiền đến mấy, người sử dụng không biết vệ sinh, bảo dưỡng đúng cách cũng sẽ dẫn đến những hư hỏng về bộ truyền động, giảm xóc hay tệ hơn là ảnh hưởng đến bộ khung xe. Dưới đây là các bước hướng dẫn cơ bản, giúp những ai quan tâm hiểu hơn về việc bảo dưỡng, làm sạch một chiếc xe đạp thể thao.
Đa số những chiếc xe đạp sẽ dính bùn đất do việc sử dụng trong điều kiện đường mưa, ướt. Nhiều chủ nhân còn bỏ xó chiếc xe sau khi đi đường mưa về, tạo điều kiện cho rỉ sét hình thành trên một số bộ phận. Việc đầu tiên cần làm, tất nhiên là rửa cho chiếc xe được sạch sẽ.
Bước 1:Rửa xe đạp
Rửa xe đạp bằng nước sạch cùng với xà phòng rửa xe thông dụng, chổi mềm để tổng vệ sinh vết bùn đất trên xe đạp
Bước 2: Lau khô xe đạp
Sau khi rửa xong, sử dụng vòi hơi để xì khô các chi tiết trên thân xe. Kết hợp dùng khăn mềm để lau sạch nước. Lưu ý nếu dùng vòi hơi, không xịt trực tiếp theo phương ngang vào ba trục chính trên xe.
Tiếp theo, sử dụng dầu hỏa (hoặc bình xịt xích chuyên dụng) vệ sinh sạch sẽ từng mắt xích. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô ngay phía dưới. Tuyệt đối không sử dụng dầu nhớt xe máy để làm sạch hoặc bôi trơn xích bởi đặc tính của dầu nhớt xe máy bám bụi rất nhanh, khiến xích càng nhanh đóng bẩn. Sau khi vệ sinh xích, dùng máy xịt khô dung dịch dầu hỏa còn bám lại trên bề mặt xích.
Bước 3: Tháo xe, vệ sinh các chi tiết nhỏ
Sau khi đã làm sạch phần lớn vẻ ngoài, phần tiếp theo đòi hỏi phải tỉ mỉ hơn trong từng chi tiết nhỏ, yếu tố quan trọng hơn nhiều so với việc rửa xe.
Tiến hành tháo rời các bộ phận nhỏ hơn trên xe như: bánh trước/sau (trục); cổ phốt; giảm xóc; trục giữa… Đa số các mẫu xe đạp thể thao đời mới, chỉ cần thao tác rất đơn giản để có thể tháo rời các chi tiết lớn. Một số chi tiết nhỏ hơn như cổ phốt, cùm phanh, trục thì phải dùng bộ dụng cụ riêng (vít, lục giác).
Sau khi tháo rời hai trục trước và sau, tháo cổ phốt xe và bộ giảm xóc phía trước để vệ sinh. Đối với loại giảm xóc trước dạng bơm dầu, kiểm tra trên thanh cổ phốt xem có vết dầu, hoặc vết bẩn do chảy dầu hay không. Nếu phát hiện các vết này, thường thì do nguyên nhân là bị rách phớt dầu bên trong. Thay phớt dầu cũng khá đơn giản và dễ dàng mua tại Hà Nội. Sau đó sử dụng dung dịch RP7 xịt quanh hai thanh của giảm xóc. Lau bằng khăn sạch, bôi thêm mỡ chịu nhiệt (mỡ Cantex, có độ dẻo cao) vào hai thanh giảm xóc và lỗ cổ phốt.
Nên sử dụng loại mỡ chịu nhiệt Cantex có bán sẵn trên thị trường để duy trì việc bôi trơn bên trong các chi tiết. Trong quá trình thực hiện cũng nên đi găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Bước 4 : Kiểm tra bánh răng
Kiểm tra bánh răng xe chạy có tốt không, bằng cách vừa tra dầu vừa quay thử bánh răng bằng tay xem có trục trặc gì ở xích dây sên xe đạp hay không.
Đến ngay Xe đạp Dana – để trải nghiệm những mẫu xe đạp bền, đẹp và dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng xe cực kì tận tình nhé!
Nếu có bất kì thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0905 277 623
ĐỊA CHỈ SHOWROOM TRỰC THUỘC XE ĐẠP DANA:
Add 1: 106 Ỷ Lan Nguyên Phi, Hải Châu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0935 418 698
Add 2: 71 Hà Tông Quyền, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0912 268 300
- 8 cách cải thiện kĩ năng leo núi bằng xe đạp
- Hướng dẫn sử dụng bộ chuyển động xe đạp thể thao địa hình
- THẾ GIỚI NÀY CÓ RẤT NHIỀU NGƯỜI THÔNG MINH, NHƯNG LẠI CÓ QUÁ ÍT NGƯỜI CÓ THỂ KIÊN TRÌ ĐẾN CUỐI CÙNG, THẾ NÊN SỐ NGƯỜI CHIẾN THẮNG CHỈ LÀ SỐ ÍT
- Tổng đài 1022 Đà Nẵng
- Cách Thay lốp xe đạp cho người mới