0912268300

Điểm mù tư duy – Làm lãnh đạo nhất định phải học

Một chiếc xe hơi dù có 3 chiếc kính chiếu hậu vẫn có điểm m.ù dễ gây t.a.i n.ạ.n. Tư duy của con người cũng thế. Lý trí giúp chúng ta đưa ra những quyết định hành động trước những sự kiện xảy đến với chúng ta, và chúng có điểm m.ù sẽ gây t.a.i n.ạ.n cho chúng ta và những người khác.

Trong tâm lý học hành vi, tất cả những gì về con người của bạn (tính cách, hành vi, tư duy,…) có thể chia ra bốn góc với cái tên là Johari Window:

1. Góc mở: Những gì về con người của bạn, bạn biết và những người xung quanh cũng biết

2. Góc khuất: Những điều về bạn mà chỉ có bạn biết nhưng lại muốn che giấu không cho ai khác biết

3. Góc m.ù: Những điều về bạn mà những người xung quanh đều biết nhưng bạn lại không có ý thức gì về nó

4. Góc ẩn: Những điều về bạn mà cả bạn và người xung quanh đều không biết. Đây có thể là góc tiềm năng mà bạn chưa khám phá.

Chúng ta ai cũng muốn có thể sống thật với con người của mình và quan hệ với mọi người xung quanh được thân thiết hơn. Muốn vậy chúng ta cần hướng đến việc mở rộng góc mở và ngày càng làm nhỏ đi góc khuất, góc m.ù và góc ẩn.

Góc khuất là những cảm xúc, suy nghĩ, thiên vị, khao khát,…. kể cả những sự kiện xảy ra với bạn trong quá khứ mà bạn muốn giấu kín không cho ai biết. Bạn sợ nếu người ngoài biết có thể sẽ có những đánh giá không đúng về bạn hoặc sẽ chối bỏ bạn,… Nếu góc khuất lớn sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Tuy thế nó không nguy h.ạ.i đến phát triển sự nghiệp bằng góc m.ù vì ít nhất bạn ý thức được những gì trong góc khuất.

Góc m.ù bao gồm những gì về bạn mà bạn không thấy trong khi ấy thì ai cũng thấy.

Theo tâm lý học thì tâm thức của con người có hai phần: ý thức và vô thức. Hai phần này như một tảng băng trôi trên đại dương, phần ý thức là phần nổi nhỏ, phần vô thức lớn hơn nhiều là phần chìm. Những kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm hay những cảm xúc của cá nhân khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống dần trở thành thói quen hay định kiến trong vô thức của mỗi người. Tôi gọi kiểu tư duy đó là TƯ DUY KINH NGHIỆM. Đây là lối tư duy đem lại thành công cho rất nhiều người, khi mà những kinh nghiệm giúp chúng ta trưởng thành và xử lý các sự việc xảy ra trong cuộc sống một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nó là thứ sinh ra những điểm m.ù trong tư duy của bạn. Những điểm m.ù đó có thể phân loại như sau:

1. M.ù kiến thức: Con người thường đánh giá quá cao vào kiến thức và khả năng của mình (Đọc thêm Hiệu ứng Dunning-Kruger). Khi kiến thức càng cao thì điểm m.ù càng lớn. Vì qua những khó khăn chúng ta đã vượt qua, trong vô thức chúng ta sẽ hình thành suy nghĩ “mình biết hết hay “mình làm được hết”. Chúng ta sẽ “ch.ế.t” khi mang tư duy đó trong người, khi chúng ta đem kinh nghiệm của mình áp dụng vào một vấn đề tương tự trong quá khứ, nhưng nó lại có nhiều khía cạnh khác mà chúng ta không nhận ra. Khía cạnh ấy có thể là bối cảnh khác nhau, tính cách con người khác nhau,…

2. M.ù tin tưởng: Con người thường “nghe những gì muốn nghe, thấy những gì muốn thấy, và hiểu những gì muốn hiểu’’. Những thông tin đối chọi hay không phù hợp với suy nghĩ hoặc sự tin tưởng của chúng ta sẽ bị loại bỏ. Do đó sự thật đối với một người có thể khác với sự thật đối với người khác cho dù cùng một sự kiện.

3. M.ù cảm xúc: Cảm xúc làm mờ đi nhận thức của bạn. Khi bắt gặp một điều gì đó mới mẻ, cái chúng ta nhìn thấy đầu tiên là tiêu cực thì não bộ chúng ta sẽ bị điều hướng theo sự tiêu cực ấy, nhắm chứng minh chúng ta là đúng. Ví dụ khi mới gặp sếp của mình, thấy sếp nhuộm tóc bạch kim, chúng ta sẽ nghĩ người này chắc thuộc thành phần vớ vẩn, không ra gì. Và trong một thời gian làm việc chúng ta sẽ quan sát những điểm tiêu cực của sếp để chứng minh suy nghĩ của mình là đúng mà không chịu nhìn nhận những khía cạnh tốt đẹp hơn từ ông sếp này. Với các mối quan hệ, chúng ta có xu hướng chơi với những người có cùng tư duy quan điểm. Với một tổ chức thì điều này là một nguy cơ rất lớn.

Cần làm gì để giảm điểm m.ù tư duy?

1. Tập kiểm soát cái “Tôi”. Nếu kiểm soát được cái “Tôi”, chúng ta sẽ kiểm soát được cảm xúc. Nên nhớ điểm m.ù tư duy là những điều ai cũng thấy mà chúng ta không thấy về bản thân ta. Vậy nên khi kiểm soát được cảm xúc, chúng ta dễ dàng đón nhận thông tin, góp ý từ người khác. Và tư duy đa chiều sẽ giúp chúng ta phân tích quyết định nên xử lý như nào với góp ý đó. Xã hội ngày nay, EQ quan trọng hơn IQ rất nhiều.

2. Tập bỏ dần quan niệm đúng – sai, phải – trái, tốt – xấu, thành – bại. Mọi điều chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Ví dụ ở Việt Nam có quan niệm “Thương cho r.o.i cho v.ọ.t”, nhưng nếu đem sang Mỹ áp dụng thì bạn có thể bị đi t.ù khi làm thế với chính đứa con mình đ.ẻ ra. Quan niệm đó không có đúng sai, mà nó có phù hợp với cái bối cảnh hay không thôi.

Trong bối cảnh đất chật người đông, sự cạnh tranh gay gắt biến thương trường thành chi.ế.n trường đổ m.á.u theo nghĩa đen như hiện nay, chúng ta sẽ “ch.ế.t” nếu chỉ dừng lại ở TƯ DUY KINH NGHIỆM. Chúng ta cần phải nâng tư duy của mình lên ở level cao hơn, đó là TƯ DUY SÁNG TẠO và TƯ DUY ĐỘT PHÁ.

________

Theo Nguyễn Minh Quyết

Liên hệ qua Zalo