0912268300

Bánh xe đạp bị đảo vành? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bánh xe đạp bị cong hay bị đảo vành, rung lắc là tình trạng xảy ra sau một thời gian sử dụng. Hãy cùng xedapdana tìm hiểu về tình trạng này cũng như nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả ngay trong bài viết này nhé!

1Bánh xe đạp bị đảo vành gây nguy hiểm gì cho người sử dụng?

  • Mất cân bằng: Hiện tượng đảo vành gây mất cân bằng của xe, làm cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn và không ổn định.
  • Khó điều khiển xe: Vì khả năng cân bằng bị ảnh hưởng, người sử dụng sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển và làm chủ xe đạp, đặc biệt khi phải di chuyển ở tốc độ cao hoặc qua địa hình khó khăn.
  • Gây ra tai nạn: Bánh xe đạp bị đảo vành có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng cho người sử dụng, đặc biệt khi mất kiểm soát hoặc không thể dừng lại kịp thời.
  • Mất sức khi đạp: Khi bánh xe bị đảo vành, sức đạp của người sử dụng sẽ không được tận dụng hiệu quả, dẫn đến mất sức và mệt mỏi hơn khi điều khiển xe.

Di chuyển trên bánh xe bị đảo vành có thể gây ra các tai nạn nguy hiểm cho người lái

Di chuyển trên bánh xe bị đảo vành có thể gây ra các tai nạn nguy hiểm cho người lái

2Nguyên nhân gây ra hiện tượng bánh xe đạp bị đảo vành

Cấu tạo vành xe đạp

Theo thiết kế thông thường, cấu tạo của mỗi bánh xe gồm một vành với các nan có căm tỏa ra từ tâm bánh xe, mỗi căm kéo một phần vành và xuyên qua tâm để tạo ra lực kéo tác dụng đều khắp vành mà không làm vành bị biến dạng.

Nhưng nếu chỉ gãy một hoặc nhiều căm thì lực tác dụng tại điểm đó sẽ không đều. Căm sẽ bị yếu hơn vì không chống lại lực kéo phía bên kia của vành, làm cho vị trí của vành yếu và là nguyên nhân dẫn đến vành bị lõm.

Bánh xe gồm một vành với các nan có căm tỏa ra từ tâm bánh xe

Bánh xe gồm một vành với các nan có căm tỏa ra từ tâm bánh xe

Hiện tượng bánh xe đạp bị đảo vành

Bánh xe là nơi tiếp xúc với mặt đất và cũng là nơi chịu áp lực trọng lượng lớn nhất, dù bạn đạp xe trên địa hình bằng phẳng hay địa hình đường mòn, địa hình kỹ thuật phức tạp thì bánh cũng phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể, với tác động như vậy có thể gây biến dạng khi có va đập mạnh, làm cong vênh vành xe.

Khi vành bị cong khiến bánh bị đảo sẽ gây nguy hiểm trong quá trình lái xe và điều khiển. Ngoài ra má phanh cũng ảnh hưởng đến bề mặt không bằng phẳng của vành, khiến phanh kém và không dừng lại đúng lúc, điều này rất dễ dẫn đến những nguy hiểm trên đường khi qua chỗ đông người hoặc đổ đèo với tốc độ cao.

Hiện tượng bánh xe đạp bị đảo vành

Hiện tượng bánh xe đạp bị đảo vành

3Cách khắc phục tình trạng bánh xe đạp bị đảo vành

Bôi trơn đầu căm xe trước 1 ngày

Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng, bạn cần bôi trơn đầu căm bằng dầu đặc biệt như RP7 và để yên một ngày trước khi tháo căm. Sở dĩ để một ngày là vì căm khi sử dụng lâu sẽ rất dễ bị gỉ và nếu không bôi trơn các căm trước thì khi tháo căm sẽ trở nên khó khăn và tốn thời gian.

Bôi trơn đầu căm xe trước 1 ngày

Bôi trơn đầu căm xe trước 1 ngày

Tiến hành cân vành xe đạp

  • Dụng cụ cần chuẩn bị

Đầu tiên bạn phải chuẩn bị một dụng cụ tháo căm hay còn gọi là dụng cụ chỉnh căm, có thể mua ở các cửa hàng bán xe đạp với giá vài chục nghìn đồng. Công cụ này giúp việc loại bỏ các chấu dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn có thể tự làm dụng cụ tại nhà bằng một thanh sắt nhỏ.

Dụng cụ chỉnh căm

Dụng cụ chỉnh căm

  • Ghi nhớ quy tắc cân vành xe đạp

Lưu ý cuối cùng và không kém phần quan trọng trước khi rút căm và cân vành xe đạp là bạn cần nắm được quy tắc cân bằng vành xe đạp, bánh xe nào cũng được cấu tạo với 2 hàng căm đối xứng nhau dọc theo trục và lồng vào nhau giúp cho bánh xe thẳng và quay mà không bị lắc lư

Quy tắc cân bằng vành xe đạp: Nếu vành lệch sang bên trái, tiếp tục siết chặt căm bên phải cho đến khi vành cân bằng ngược lại nếu lệch sang bên phải, hãy siết chặt chấu bên trái cho đến khi cân bằng.

Ghi nhớ quy tắc cân vành xe đạp

Ghi nhớ quy tắc cân vành xe đạp

  • Các bước thực hiện

Bước 1: Tìm ra vị trí bị lệch trên vành và các căm bị lỏng

Xoay đều bánh xe đạp tại chỗ, đặt một sợi dây hoặc bàn tay của bạn gần bánh xe để kiểm tra xem bánh xe có chạm (cọ xát) vào dây hoặc tay của bạn hay không. Nếu bạn thấy bánh xe cọ xát không đều ở chỗ chạm vào khe hở thì đây là dấu hiệu cho thấy vành xe bị lệch và cần điều chỉnh lại cho hợp lý.

Tìm ra vị trí bị lệch trên vành và các căm bị lỏng.

Tìm ra vị trí bị lệch trên vành và các căm bị lỏng.

Bước 2: Siết lại các đầu căm tại vị trí bị lệch

Sau khi xác định được vị trí của vành bị lệch, bạn sẽ tiến hành dùng dụng cụ để tháo và vặn chặt các căm theo nguyên tắc cân bằng của vành xe đạp nửa vòng đến 1 vòng, sau đó kiểm tra lại.

Siết lại các đầu căm tại vị trí bị lệch

Siết lại các đầu căm tại vị trí bị lệch

Bước 3: Kiểm tra lại bánh xe sau khi rút căm

Sau khi siết chặt điều chỉnh lần đầu, bạn hãy quay bánh xe lại để xem vành xe có còn bị lệch không. Lặp lại cho đến khi vành thẳng (không cọ vào tay nữa).

Kiểm tra lại bánh xe sau khi rút căm

Kiểm tra lại bánh xe sau khi rút căm

4Mẹo bảo quản bánh xe đạp không bị đảo vành

  • Khi đi qua địa hình gồ ghề, cứng nhiều chướng ngại vật thì bạn không nên đi nhanh để giảm áp lực cho căm xe.
  • Những ngày bạn sử dụng xe nhiều, đặc biệt là trên các địa hình gồ ghề thì nên lật ngược xe lại, để xe nghỉ trên yên xe và tay lái.
  • Tránh đi nhanh qua địa hình gồ ghề và có nhiều chướng ngại vật: Điều này giúp giảm lực va đập và xóc nảy, tác động trực tiếp lên bánh xe, từ đó giảm nguy cơ đảo vành.
  • Bôi trơn đầu căm định kỳ: Bạn nên bảo dưỡng và bôi trơn đầu căm của bánh xe đều đặn. Việc này giúp giảm ma sát giữa căm và bánh xe, từ đó giảm khả năng đảo vành do căm bị kẹt và không xoay trơn tru.
  • Lật ngược xe lại trong những ngày di chuyển nhiều: Đặt xe đạp lật ngược lại, cho xe nghỉ trên yên xe và tay lái sau mỗi ngày di chuyển nhiều. Điều này giúp giảm căng thẳng trên vòng bi và trục bánh xe, từ đó ngăn chặn sự đảo vành trong quá trình sử dụng.

Nên lật ngược xe lại, để xe nghỉ trên yên xe và tay lái

Nên lật ngược xe lại, để xe nghỉ trên yên xe và tay lái

Liên hệ qua Zalo