- Tổng hợp 10+ mẹo bảo dưỡng xe đạp thể thao bạn cần biết
Các cách bảo dưỡng xe đạp cụ thể như sau:
1.1. Nên để xe đạp trong nhà, ở nơi khô ráo
Bạn nên để xe đạp trong nhà, ở nơi khô ráo và sạch sẽ, bảo vệ xe khỏi các tác nhân gây hại ngoài môi trường như nắng, mưa, nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp. Bởi nếu để xe tiếp xúc với những tác động của môi trường lâu dài có thể gây gỉ sét và nhanh hư hỏng hơn.
1.2. Luôn giữ xe sạch sẽ
Bạn nên thường xuyên làm sạch xe đạp, khoảng 1 tuần/lần để gia tăng tuổi thọ của xe và giúp các bộ phận hoạt động trơn tru hơn. Việc không làm sạch xe khiến cho bùn đất bị mắc kẹt vào các bộ phận, dẫn đến gỉ sét và có tiếng rít khi đạp xe.
Lưu ý vệ sinh xe đạp để xe di chuyển nhanh và êm ái hơn.
1.3. Để xe thẳng đứng, không dựa vào tường
Khi không sử dụng, bạn nên dựng xe đạp theo phương thẳng đứng, phần tay lái nằm song song với mặt sàn. Tránh để xe đạp nghiêng dựa vào tường vì có thể gây lệch tâm của xe.
1.4. Kiểm tra phanh xe
Bạn cần kiểm tra xem phần phanh xe và bố thắng có bị mòn không, có dừng được xe ngay không. Nếu phanh xe, bố thắng quá mòn sẽ làm ảnh hưởng đến phần kim loại hoặc carbon của vành xe, gây tiếng rít khó chịu hoặc làm hỏng bánh xe. Theo đó, bạn nên điều chỉnh má phanh cách đĩa 2mm và giữ cho bề mặt tiếp xúc với phanh xe không bị dính bẩn.
Đạp xe đạp là bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, tình trạng phanh xe đạp bị kêu có thể gây ảnh hưởng không ít đến trải nghiệm sử dụng của người điều khiển. Cùng Xedap.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi nhanh…
1.5. Kiểm tra dây thắng
Cách bảo dưỡng xe đạp thể thao tiếp theo là kiểm tra dây thắng. Bạn xem thử dây thắng có bị mòn, nứt gãy hay xoắn lại hay không. Sau đó bạn hãy tra dầu vào dây thắng trước khi luồn lại vào vỏ hoặc thay mới dây cáp nếu phát hiện đứt gãy để đảm bảo an toàn khi đạp xe.
Dây thắng dễ bị ăn mòn sau một thời gian sử dụng, nhất là trong mùa mưa.
1.6. Kiểm tra lốp xe
Kiểm tra lốp xe 1 lần/tuần bằng cách ấn vào vỏ xem có bị quá căng hay quá mềm không, điều chỉnh áp suất khí trong lốp phù hợp (90-100 psi) để xe di chuyển dễ dàng, tránh làm vành xe và nan hoa biến dạng. Ngoài ra, nếu lốp xe không quá mòn, bạn có thể cạy lốp xe ra và kiểm tra bên trong có vật nhọn dễ gây thủng lốp hay có vết nứt nào không và xử lý nhanh chóng.
1.7. Kiểm tra vành bánh xe
Sau khi kiểm tra lốp xe, bạn cũng nên xem vành bánh xe có bị cong, gãy hay lỏng lẻo không. Nếu bị lỏng thì hãy siết chặt ốc tại trục bánh xe, còn nếu vành bánh xe cong gãy thì nên thay mới nhé.
1.8. Kiểm tra yên xe, cốt yên
Bạn kiểm tra yên xe có bị lỏng lẻo không và siết chặt ốc nếu cần. Đối với cốt yên, nếu có tiếng kêu thì bạn hãy tháo ra và bôi dầu, còn nếu cốt yên bị gỉ sét hay hư hỏng thì nên mua cái mới để thay.
Khi bảo dưỡng xe đạp, bạn cũng cần kiểm tra cả phần yên xe và cốt yên.
Xe đạp thể thao đang ngày càng trở nên phổ biến với mọi gia đình. Nhưng bạn đã biết cách điều chỉnh yên xe đạp cho phù hợp với tư thế hay chưa? Nếu không biết điều này, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.…
1.9. Chú ý các tiếng kêu của xe
Trong quá trình sử dụng xe đạp thể thao, nếu bạn nhận thấy có các tiếng kêu bất thường đến từ một bộ phần nào đó, đừng chủ quan mà hãy kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục phù hợp. Bởi nếu để lâu có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận của xe, gây hư hỏng.
1.10. Cẩn thận với các vết trầy xước trên xe
Các vết trầy xước trên xe đạp ban đầu tuy nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều đến tính thẩm mỹ của xe. Nhưng nếu bạn không sớm xử lý các vết xước này, về lâu dài có thể dẫn đến vết gỉ sét lớn làm giảm độ bền của khung xe. Vì thế, nếu xe đạp bị xước, bạn hãy nhanh chóng sơn lại các vết xước trên xe nhé.
1.11. Chọn địa chỉ bảo dưỡng xe đạp uy tín
Trường hợp bạn không biết cách bảo dưỡng xe tại nhà hoặc không có nhiều thời gian thì có thể đến trung tâm bảo dưỡng xe đạp thể thao uy tín, chuyên nghiệp. Những nhân viên kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn kiểm tra xe cẩn thận và khắc phục các lỗi trên xe nếu có.
Cách bảo dưỡng xe đạp thể thao
Cách làm sạch, bảo dưỡng xe đạp thể thao gồm các bước sau đây.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Giá đỡ xe đạp
- Chất tẩy rửa xe đạp chuyên dụng
- Khăn lau
- Cọ làm sạch và bàn chải
- Vòi xịt nước
- Dầu bôi trơn
- Bơm xe đạp
2.2. Tiến hành các bước vệ sinh, bảo dưỡng
Bước 1: Kiểm tra tình trạng của xe đạp thể thao
Trước khi vệ sinh xe đạp, bạn hãy kiểm tra tổng quan xem thử xe có bị hư hỏng ở đâu không, nếu có thì nên xử lý các lỗi trước. Bạn có thể đến các địa chỉ sửa chữa, bảo dưỡng xe đạp chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
Bước 2: Làm sạch, bảo dưỡng các bộ phận của xe đạp
Cách bảo dưỡng xích líp xe đạp: Bạn dùng chất tẩy nhờn sinh học và làm sạch dây xích bằng bàn chải hoặc máy làm sạch. Không nên dùng chất tẩy gốc kiềm hoặc có tính axit mạnh vì dễ làm mòn xích xe đạp.
Cách bảo dưỡng trục giữa xe đạp: Bạn tháo trục giữa của xe đạp, dùng bàn chải làm sạch cặn bẩn và rửa sạch lại với nước. Nếu trục giữa dính dầu, bạn hãy dùng chất tẩy rửa chuyên dụng cho xe đạp để làm sạch. Sau đó lau khô trục giữa với khăn mềm.
Cách bảo dưỡng phuộc hơi xe đạp: Bạn tháo vỏ bọc cao su trên phuộc rồi lau sạch bụi bẩn, vệ sinh cả ống kéo dài thu ngắn và tra một ít dầu. Tiếp đó tháo bộ giảm xóc, làm sạch cẩn thận và bôi dầu.
Cách bảo dưỡng líp xe đạp và đĩa trước: Dùng chất tẩy nhờn sinh học làm sạch các răng cưa. Tháo các bánh răng cưa, lưu ý trình tự của răng cối và miếng đệm. Vệ sinh bánh răng nhỏ nhất đến bộ đệm. Sau đó gắn các líp lại theo đúng thứ tự và siết chặt khóa trên líp.
Vệ sinh Derailleur (cùi đề xe đạp) trước và sau: Tháo hết bánh xe trước và sau, lau sạch cặn bẩn bên ngoài dây đòn và dùng chất tẩy nhờn sinh học để vệ sinh các bánh răng.
Làm sạch phanh xe: Dùng khăn mềm hoặc bàn chải để làm sạch hết bụi bẩn, đất cát trên phanh xe. Không bôi dầu hoặc chất lỏng thủy lực vào má phanh xe đạp.
Làm sạch khung xe: Bạn đặt xe trên giá đỡ, xịt nước qua một lần rồi dùng khăn lau sạch cặn bẩn. Đối với những bộ phận như dưới yên xe, dây cáp, tấm chắn bùn thì bạn có thể dùng vòi xịt để làm sạch tốt hơn.
Vệ sinh bánh xe: Sử dụng bàn chải để làm sạch hết đất cát trên bánh xe, có thể dùng thêm chất tẩy rửa và làm sạch lại với nước.
Bước 3: Lắp ráp lại các bộ phận xe đạp
Sau khi đã làm sạch hết các bộ phận và để ráo nước, bạn tiến hành lắp các bộ phận lại vào xe theo trình tự như sau, bánh trước – bánh sau – phanh – xích – líp. Sau đó, bạn có thể tra thêm dầu vào dây xích hoặc bơm lốp xe nếu lốp bị mềm.
- Các lưu ý khi vệ sinh, bảo dưỡng xe đạp thể thao
Khi làm sạch và bảo dưỡng xe đạp, bạn lưu ý một vài điều sau:
- Chọn chất tẩy rửa, sản phẩm bảo dưỡng chính hãng để đảm bảo độ bền của các bộ phận xe đạp.
- Không vặn cổ phốt quá chặt, gây khó khăn khi điều khiển ghi đông.
- Chú ý tháo lắp các bộ phận xe đúng cách, đúng trình tự.
- Đảm bảo các bộ phận khô ráo, không còn đọng nước trước khi lắp vào xe đạp.
- Không nên lật ngược xe đạp khi vệ sinh, nên dùng giá đỡ chuyên dụng.
Trên đây là cách bảo dưỡng xe đạp thể thao và hướng dẫn vệ sinh xe đạp cho bạn tham khảo. Việc vệ sinh hay bảo dưỡng xe đạp cần thực hiện cẩn thận và đúng cách để không làm ảnh hưởng đến các bộ phận, khả năng hoạt động của xe. Tốt nhất bạn vẫn nên đưa xe đạp đến các trung tâm bảo dưỡng xe đạp để được hỗ trợ một cách tối ưu nhé.