1Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Để bắt đầu công việc bảo dưỡng xe đạp, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
Giá đỡ sửa chữa
Giẻ lau bằng vải mềm
Các chất hóa học chuyên dụng cho việc vệ sinh xe đạp
Cọ rửa hoặc bàn chải
Chất bôi trơn cho xích xe
Đồ bơm bằng tay
Bộ sửa chữa mini chuyên dụng
2Bước 2: Kiểm tra tổng thể tình trạng của xe đạp
Trước khi bắt đầu quá trình bảo dưỡng bạn nên tiến hành kiểm tra khung xe và và các bộ phận khác của xe 1 cách kỹ lưỡng nhất. Bạn cần phải kiểm tra luôn cả các vết rạn nứt sâu hoặc các vết trầy xước nằm trong những chi tiết nhỏ nhất của xe. Có thế, quá trình bảo dưỡng sẽ dễ dàng hơn và không bỏ sót những chỗ bị hư hỏng.
3Bước 3: Vệ sinh các bộ phận của xe đạp
Vệ sinh xích xe
Bạn nên sử dụng chất tẩy nhờn sinh học, nhỏ lượng vừa đủ vào dây xích sau đó sử dụng bàn chải hoặc máy làm sạch tự động để cọ quét và vệ sinh. Bạn không nên sử dụng các chất hóa học có gốc kiềm hoặc axit vì có thể làm cho dây xích của bạn bị mòn hoặc dễ bị hỏng nhanh.
Vệ sinh Derailleur (cùi đề xe đạp) trước và sau
Trước khi vệ sinh Derailleur, bạn nên tháo hết bánh trước và sau. Trước khi tháo bánh sau, hãy chuyển sang bánh răng nhỏ nhất để có thể biết được vị trí đặt dây xích khi bạn thay thế bánh xe.
Sau khi đã tháo xong bánh xe, bạn có thể sử dụng một miếng vải khô để loại bỏ bụi ra khỏi bên ngoài dây đòn. Tiếp theo, bạn nên phun một một ít chất tẩy nhờn và nhẹ nhàng lau các bánh răng của bánh xe một cách dễ dàng nhất.
Vệ sinh líp sau và đĩa trước
Đây là bộ phận cần nên thận trọng trong việc vệ sinh vì việc lắp đặt sai các bánh răng trên các líp có thể gây ra hoạt động không đúng hoặc bị hỏng. Đầu tiên, bạn cần phun một số chất tẩy nhờn vào bàn chải và lau hết các răng cưa. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị công cụ loại bỏ các khóa để tháo bỏ hết bánh răng
Để có thể vệ sinh dễ dàng hơn bạn cần tháo líp ra cẩn thận, đảm bảo duy trì trình tự răng cối và miếng đệm. Bạn nên bắt đầu với bánh răng nhỏ nhất, làm sạch mỗi bánh răng và bộ đệm. Tiếp theo nên để khô, sau đó cài lại líp theo đúng thứ tự chính xác và cuối cùng là thắt chặt các khóa trên líp.
Vệ sinh phanh xe
Đầu tiên, kiểm tra má phanh của bạn xem có dấu hiệu mòn chưa. Nếu thấy khoảng cách giữa má phanh và vành quá lớn thì bạn nên chỉnh lại. Sau đó, sử dụng một giẻ mềm để lau hệ thống phanh. Đối với phanh vành niềng hãy dùng bàn chải nhỏ để có thể loại bỏ bùn đất và cát dư.
Điều quan trọng bạn nên nhớ là không bôi bất kỳ chất bôi trơn hoặc chất lỏng thủy lực nào vào má phanh vì có thể ảnh hưởng tới hiệu suất phanh. Ngoài ra, bạn nên sử dụng giẻ lau mềm để lau các cần gạt, đòn bẩy và má phanh để loại bỏ mồ hôi, mỡ bôi trơn và chất cặn.
Vệ sinh bánh xe
Ở bộ phận này bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch lốp xe và sử dụng bàn chải để chà xát đất và bụi bẩn bám trên bánh xe. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lại các lốp xe để phát hiện những dấu hiệu mòn do gai hoặc các vết cắt nghiêm trọng và nếu phát hiện hư hỏng tức thời có thể thay thế lốp mới. Sau đó, để xe ở nơi có ánh nắng nhẹ và chờ ráo nước.
4Bước 4: Lắp ráp lại các bộ phận của xe
Sau khi đã hoàn tất việc vệ sinh từng bộ phận của xe và xe đã ráo nước, bạn có thể dùng giẻ khô để lau cho tất cả được làm sạch và khô hơn, đặc biệt là xích và líp. Bạn nên tiến hành lắp ráp theo trình tự: bánh trước và bánh sau, phanh, xích, líp sao cho hoàn chỉnh nhất.
5Bước 5: Kiểm tra và bảo dưỡng xe
Đầu tiên, bạn cần bôi trơn chuỗi xích, đặt đầu vòi phun ngay phía trên con lăn của dây xích. Từ từ xoay tay để chuỗi xích được quay và đảm bảo rằng mỗi con lăn sẽ có một giọt dầu nhờn. Tiếp theo, hãy thực hiện xoay vòng để dây xích có thể quay vòng toàn bộ bánh xe được vài lần và cuối cùng lau sạch chất bôi trơn thừa từ dây xích.
Bánh xe là bộ phận tiếp theo cần được kiểm tra. Nếu bánh xe của bạn bị chao đảo vành là do nan hoa (căm xe) đang có vấn đề, bạn nên mang ngay đến tiệm sửa chữa để cân lại vành.
Để xe trở nên chắc chắn khi di chuyển bạn cần kiểm tra lốp xe. Nếu lốp xe quá non có thể dẫn tới việc bị thủng săm hoặc thậm chí là cứa rách lốp khi đi trong địa hình hiểm trở. Nếu lốp quá căng khiến cho xe bị xóc hoặc trong điều kiện thời tiết nóng, lốp dễ bị nổ do giãn nở. Cuối cùng bạn nên thử chạy một vài vòng quanh nhà để kiểm tra xem phanh có hoạt động tốt hay không.
- Xe đạp DaNa – đại lý xe đạp thể thao giá cả phải chăng và nhiễu mẫu hot nhất
- HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG XE ĐẠP TẠI NHÀ
- Trường Sơn huyền thoại ngày trở lại 04.2021: Hành trình đạp xe trên cung đường Trường Sơn ( HCM- Đà Nẵng) Ngày 05
- Bí quyết uống nước chỉ người đua xe đạp chuyên nghiệp biết
- Lợi ích của việc đạp xe đối với người cao tuổi.