0912268300

“Thanh niên” U50 chia sẻ bí quyết đạp xe xuyên Việt chỉ trong 10 ngày

“Thanh niên” U50 chia sẻ bí quyết đạp xe xuyên Việt chỉ trong 10 ngày

 
Đạp xe xuyên Việt là giấc mơ của nhiều người yêu xe đạp trên dải đất hình chữ S. Đạp xe rong ruổi khắp đất nước Việt Nam từ Bắc chí Nam trong nhiều ngày, thậm chí cả tháng thì đã có không ít người làm được trước đây. Tuy nhiên, đạp xe đi dọc từ Hà Nội đến Tp.HCM trong vòng 10 ngày thì không phải ai cũng dễ dàng làm được.
Anh Nguyễn Tiến Hùng (sinh năm 1968) cùng anh Phan Anh Tuấn và nhóm bạn U50 của mình đã hoàn thành chuyến đạp xe xuyên Việt ấn tượng theo đường mòn Hồ Chí Minh.
 
Hiện thực hóa giấc mơ “Đường mòn Hồ Chí Minh”
Thử thách bắt đầu được nhen nhóm từ ý tưởng của trưởng nhóm Phan Tuấn khi anh muốn đạp xe xuyên Việt theo con đường hiểm mà ít cua-rơ nào muốn đi.
“Ban đầu tôi chơi xe đạp chỉ vì leo Fansipan. Hồi xưa leo Fan vất vả tôi phải tập nhóm cơ đùi liền ra phố Bà Triệu sắm xe đạp địa hình MTB 2,5 triệu đồng tập. Anh bạn đồng nghiệp người Pháp hướng dẫn tôi cách đạp, cách chơi. Trong một chuyến đi đạp xe, tôi đã không thể theo kịp một cụ hơn 70 tuổi dù trước đó tôi tập gym thường xuyên. Đó là một trong những kỉ niệm khiến tôi nhớ nhất.
Dần dần, xe đạp chiếm trọn đam mê của mình” – Phan Anh Tuấn.
“Tôi có ông chú nhà vợ bị ung thư từng bày tỏ ước mơ được đi xe máy xuyên Việt theo đường mòn Hồ Chí Minh mà không thực hiện được. Do vậy, tôi muốn đi theo cung này để hiện thực hóa nguyện ước ấy. May mắn là anh Tiến Hùng cũng muốn đạp xe xuyên Việt đợt này”.
Cả anh Tuấn và anh Hùng đều không phải là những “tay mơ” mới chơi đạp xe phong trào. Anh Tuấn đến với môn thể thao đạp xe từ cách đây 14 năm. Người đàn ông sinh năm 1972 này nằm trong số ít người Việt chơi ba môn phối hợp sớm ở Việt Nam, từ đầu những năm 2000.
“Hồi đó, cuộc đua triathlon diễn ra ở Vũng Tàu chưa được tổ chức một cách quy củ, chuyên nghiệp. VĐV tham gia chủ yếu là người nước ngoài, lác đác vài người phía Nam. Ngay cả người chơi riêng môn xe đạp cũng đã là hiếm”, anh Tuấn nhớ lại. Sau này, theo lời khuyên của bác sĩ không chạy nên anh không chơi sâu ba môn phối hợp nữa mà chuyên tâm vào đạp xe.
Đến với xe đạp muộn hơn anh Tuấn tới 7 năm song anh Hùng cũng là dân tập thể thao lâu năm từ khi còn trong quân ngũ. Ở môi trường quân đội, anh thường xuyên tập hít xà, chống đẩy và chạy bộ. Đến năm 2010, khi chạy bộ khiến anh có cảm giác không thoải mái nữa, người kỹ sư của ĐH Bách Khoa Hà Nội quyết định đi theo tiếng gọi của những vòng xoay xe đạp.
Chuẩn bị kỹ càng
Để chuẩn bị cho chuyến đi xuyên Việt cuối năm, anh Tuấn lên kế hoạch trước đó 3 tháng. Anh vạch trước lộ trình từng chặng: độ dài, cao độ elevation và năng lượng phải tiêu thụ của chặng đó dựa trên công cụ trợ giúp có sẵn trên mạng.
Với quãng đường từ Hà Nội đến Sài Gòn dài hơn 1700km thì tất cả phải đạp xe trung bình mỗi ngày gần 200km, nhiều chặng có đèo dốc cao. “Những người muốn đăng ký tham gia chuyến đi cần phải được biết thông tin về yêu cầu thể lực, kỹ thuật của các chặng để liệu sức mình”, anh Tuấn cho biết.
“Nếu hôm nào đạp thực tế chỉ có 8 tiếng thì chúng tôi lấy làm mừng”, anh Hùng bổ sung. “Bạn hãy hình dung phải ngồi trên yên xe đạp bé xíu trong 8 tiếng đồng hồ liên tục. Thời gian như vậy có thể khiến mông của bạn bị…toét lở ra. Cho dù tim phổi, cơ bắp của bạn vẫn hoạt động tốt nhưng mông bạn chưa chắc đã chịu được. Do vậy, yêu cầu đối với các thành viên là cần phải chuẩn bị luyện tập ngồi đạp xe tối thiểu 4 tiếng. Mông và lưng là 2 điểm yếu nhất của các cua-rơ chạy đường dài. Hai bộ phận này mà không khỏe thì khó lòng đi xa được”.
Nhóm đạp xe xuyên Việt U50 không hề có xe máy hay xe ô tô đi kèm mang theo đồ đạc hỗ trợ. Thay vào đó, các thành viên đều đạp xe đạp.

Liên hệ qua Zalo